15 năm phát triển thần tốc
Sau 15 năm xây dựng và phát triển tại Việt Nam, ông Gabor Fluit nhận định, Việt Nam là một trong những nước phát triển vượt bậc trong khu vực Đông Nam Á.
Từ chăn nuôi nhỏ lẻ, hộ gia đình dần dần chuyển dịch theo hướng các hộ chăn nuôi chuyên nghiệp và trang trại quy mô lớn. Trong đó, tinh thần đổi mới của nhà nông Việt Nam là yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của ngành nông nghiệp.
Việc chủ động tìm tòi, học hỏi và áp dụng nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới, phần mềm quản lý, hệ thống tự động hóa đã giúp nâng cao vị thế của nông sản Việt trên thị trường quốc tế và Tập đoàn De Heus tự hào vì luôn đồng hành cùng người chăn nuôi, chia sẻ kiến thức về kỹ thuật và ứng dụng công nghệ nhằm hỗ trợ bà con.
Thách thức lớn phải đối mặt
Trong quá trình phát triển, ngành chăn nuôi Việt Nam gặp không ít áp lực từ dịch bệnh như dịch tả Châu Phi, cúm gia cầm, gây thiệt hại nặng nề cho ngành chăn nuôi. Ngoài ra, việc hơn 70% nguyên liệu thức ăn chăn nuôi phải nhập khẩu dẫn đến ngành chăn nuôi Việt Nam gặp bài toán chi phí và sự phụ thuộc lớn vào thị trường quốc tế.
Trong tình hình này, De Heus Việt Nam đã khuyến khích các địa phương trồng nông sản phù hợp, đồng hành cùng bà con lựa chọn hạt giống, tư vấn cách nuôi trồng nhằm tăng năng suất cây trồng để đạt lợi nhuận tốt hơn.
Bên cạnh áp lực dịch bệnh, nguy cơ xâm nhập mặn ở ĐBSCL đã đặt ra những thách thức lớn cho ngành chăn nuôi Việt Nam. Đây cũng là thử thách mà Tập đoàn De Heus đặt ra để tìm kiếm những giải pháp toàn diện, đồng hành cùng bà con vượt qua khó khăn, đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chăn nuôi.
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng phát triển, Tập đoàn De Heus nhận thức rõ nhiệm vụ, phải giữ cho nông dân có động lực để tiếp tục cống hiến và thu hút thế hệ trẻ, những người năng động và sáng tạo, tham gia vào ngành nông nghiệp.
Song song đó, đứng trước áp lực phải luôn đảm bảo và cải tiến chất lượng sản phẩm, ông Gabor Fluit cho rằng, áp lực đổi mới là động lực thúc đẩy doanh nghiệp không ngừng phát triển. Chính vì vậy, De Heus Việt Nam quyết định đầu tư vào các Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển (R&D) nhằm thử nghiệm các sản phẩm tối ưu, phù hợp với điều kiện, môi trường chăn nuôi tại địa phương nhằm phục vụ cho bà con nông dân.
Cơ hội phát triển trong tương lai
Về định hướng và phát triển trong ngành thức ăn chăn nuôi, ông Gabor Fluit cho biết, Tập đoàn De Heus hướng tới sự phát triển bền vững trong việc phát triển kinh doanh, tối ưu hoá các nguồn lực hiện tại nhằm cung cấp đủ thức ăn chất lượng cao với giá cả hợp lý cho 10 tỷ người vào năm 2050.
Ngoài ra, Tập đoàn De Heus đang có kế hoạch tham gia các thị trường mới, đồng thời vẫn giữ sự tăng trưởng ở những thị trường hiện tại, đặc biệt là tại Việt Nam, một trong những thị trường chính của Tập đoàn De Heus trên toàn cầu.
Tập đoàn De Heus là công ty sản xuất các loại thức ăn chăn nuôi bao gồm thức ăn hỗn hợp, thức ăn cô đặc và thức ăn đặc biệt. Đặc biệt, De Heus không ngừng nỗ lực thực hiện cam kết đồng hành cùng bà con và phát triển bền vững ngành chăn nuôi.
Đến nay, Tập đoàn De Heus sở hữu hơn 80 nhà máy sản xuất ở trên 20 quốc gia và được phân phối trên hơn 75 quốc gia. Hiện, De Heus Việt Nam sở hữu 17 nhà máy sản xuất và 1 nhà máy Premix đầu tiên tại châu Á với mạng lưới phân phối rộng khắp cả nước.
Các nhà máy sản xuất thức ăn chăn nuôi của De Heus được trang bị dây chuyền công nghệ tự động hóa tiên tiến hàng đầu và được giám sát vận hành sản xuất bởi các chuyên gia quốc tế theo tiêu chuẩn ISO 22000 và Global GAP.
Nguồn: nongnghiep.vn