Theo đó, trên Quốc lộ 1, từ nút giao Thủ Đức đến nút giao An Sương (dài 21 km) được đặt tên Đỗ Mười, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Từ nút giao An Sương đến vòng xoay An Lạc (dài 14 km) được đặt tên Lê Đức Anh, nguyên Chủ tịch nước CHXHCN Việt Nam.
Từ vòng xoay An Lạc đến ranh tỉnh Long An (dài 9,4 km) được đặt tên Lê Khả Phiêu, nguyên Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam.
Trên Quốc lộ 22, từ nút giao Quốc lộ 1 đến cầu An Hạ (dài 10 km) được đặt tên Lê Quang Đạo, nguyên Chủ tịch Quốc hội.
Từ cầu An Hạ đến ranh tỉnh Tây Ninh (dài 20 km) được đặt tên Phan Văn Khải, nguyên Thủ tướng Chính phủ.
Quốc lộ 1K (dài hơn 1,8 km) được đặt tên Hoàng Cầm (1920-2013), Thượng tướng, nguyên Tổng Thanh tra Quân đội nhân dân Việt Nam.
Quốc lộ 50 (dài 8,5 km, từ đường Nguyễn Văn Linh đến ranh tỉnh Long An) được đặt tên Văn Tiến Dũng, Đại tướng, nguyên Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
Bên cạnh đó, TP.HCM cũng đặt tên một số tuyến đường tại Quận 12: Phan Văn Hùm cho đường Trung Mỹ Tây 13; Nguyễn Thị Trên cho đường Trung Mỹ Tây 2A; Đồng Tiến cho đường Trung Mỹ Tây 7A; Ba Du cho đường Thới An 03.
Đặt tên Trần Văn Lắm cho đường Thới An 06, Lê Thị Ánh cho đường Tân Thới Nhất 21, Thẩm Thệ Hà cho đường Đ32, Huỳnh Tấn Chùa cho đường Đ1, Nam Đình cho đường Đ27, Nguyễn Văn Vân cho đường Hiệp Thành 11.
Tại quận Tân Phú, đặt tên Tân Thạnh cho đường N1.
Tại Quận 7, đặt tên Ngô Thị Bì cho đường số 67, Võ Thị Đặng cho đường số 9 và đường số 32.
Thành phố cũng điều chỉnh lý trình các đường tại quận Tân Phú: đường Đàm Thận Huy điều chỉnh kéo dài từ Độc Lập đến Lê Thúc Hoạch; đường Nguyễn Xuân Khoát điều chỉnh kéo dài từ Trần Hưng Đạo đến Lê Văn Phan.
Bên cạnh đó, đặt tên công trình công cộng tại Quận 1 và TP. Thủ Đức. Cụ thể, đặt tên công viên 30 Tháng 4 cho công viên trước Hội trường Thống Nhất; đặt tên cầu Trần Quý Kiên cho cầu qua đảo Kim Cương (TP. Thủ Đức).
Nguồn: nongnghiep.vn