Hiểu về giống lúa cảm ôn và lúa cảm quang
Nghề trồng lúa nước đã có từ rất lâu đời. Trước đây, khi sản xuất nông nghiệp hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên, mỗi năm chỉ gieo cấy 1 vụ lúa, đó là vụ lúa mùa. Sau này, khi ngành thủy nông phát triển, hệ thống đê điều, mương máng dần hoàn thiện, nông nghiệp dần chủ động khâu tưới tiêu nên phát triển thêm vụ lúa chiêm.
Khoa học nông nghiệp phát triển, bổ sung thêm các giống lúa ngắn ngày nên ngày nay hình thành các vụ lúa chiêm, xuân, mùa sớm, mùa muộn. Các vụ chiêm, xuân, mùa sớm đều gieo cấy bằng các giống lúa cảm ôn. Giống cảm ôn là những giống lúa mà sự sinh trưởng, phát trển chủ yếu phụ thuộc vào nhiệt độ (ôn độ), khi cây lúa tích đủ nhiệt (đủ tích ôn hữu hiệu) bắt đầu làm đòng trỗ bông.
Còn vụ mùa chính vụ (nay là mùa muộn) hầu như chỉ cấy các giống lúa cảm quang, tức là sự phân hóa đòng phụ thuộc cơ bản vào độ dài chiếu sáng trong ngày. Đây là vụ lúa lâu đời nên nông dân nhiều đời đã tích lũy kinh nghiệm thông qua nhiều câu ca dao, tục ngữ như: “Tua rua đi rắc mạ mùa/Tiểu thử cày bừa cấy ruộng dưới sâu” là nói về thời vụ gieo cấy; Hay ”Tua rua 1 tháng 10 ngày/Cấy trốc vừng cày cũng được lúa ăn”.
Nhưng chỉ nên cấy xong trước tiết Lập thu “Bao giờ thị rụng, bàng trôi/Tua rua quặt lại thì thôi cấy mùa” (quả thị, quả bàng chín rụng là vào cuối hạ, đầu thu).
Vào tiết Thu phân, khi ngày ngắn hơn đêm cây lúa mùa muộn mới làm đòng nên lúa sẽ trỗ vào tiết Hàn lộ “Hàn lộ lúa trỗ bằng đầu/Lập đông ta quyết về mau gặt mùa”…
Khi tiết trời se lạnh, ngày còn nóng, đêm lạnh hơn, biên độ nhiệt trong ngày đêm lớn giúp cây trồng tích lũy dinh dưỡng tốt hơn, tạo cho quả cây có hàm lượng dinh dưỡng cao hơn, hương vị đậm đà, đặc trưng hơn. Chính vì vậy, các giống lúa Bao Thai, Mộc Tuyền, Tám Xoan, nếp hương, nếp cái hoa vàng,… có chất lượng và hương vị đậm đà mà các giống lúa khác, cấy thời vụ khác không có được.
Cũng như hương vị chuối tiêu vào mùa đông ở các tỉnh phía Bắc không thể tìm thấy ở các tỉnh phía Nam. Tất nhiên, để cây lúa mùa muộn sinh trưởng phát triển khỏe, năng suất chất lượng cao cần phải được cung cấp đầy đủ và cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung, vi lượng, nhất là giai đoạn lúa làm đòng, nuôi hạt.
Các tỉnh Thái Nguyên, Bắc Kạn và các tỉnh miền Núi phía Bắc do địa hình đồi dốc tạo ra sự rửa trôi lớn nên rất nghèo dinh dưỡng, nhất là dinh dưỡng trung và vi lượng.
Do thiếu dinh dưỡng nên sinh trưởng kém, cây thấp nhỏ, bộ lá ngắn, nhỏ bản lá và tuổi thọ thấp nên năng suất chất lượng không cao. Mặt khác, nông dân quen dùng phân bón giúp cây mau tốt nên nghiện dùng phân tan nhanh, bón trên chân đất có dung tích hấp thu thấp, gặp mưa to, nước lớn sẽ bị rửa trôi, mất phân rất nhiều.
Mặc dù bà con đã bón vôi bột, song lúa vẫn chậm tốt, sâu bệnh và đặc biệt rong rêu nhiều gây rất nhiều phiền toái cho nông dân. Đây là sự lãng phí phân bón quá lớn và đã hạn chế sinh trưởng, phát triển của cây trồng, đã làm hạn chế năng suất, chất lượng cây lúa, sâu bệnh ngày càng tăng và phát sinh nhiều đối tượng sâu bệnh mới với sức phá hoại nguy hiểm hơn.
Nhưng nguy hại lâu dài hơn là làm đất bị thoái hóa, phá vỡ kết cấu đất, giảm độ tơi xốp, đất trở nên chai cứng, ô nhiễm nguồn nước và không khí, phá vỡ môi trường sinh thái an toàn…
Phân đa yếu tố NPK Văn Điển, lựa chọn canh tác nông nghiệp bền vững cho vùng đất dốc
Muốn phát triển nông nghiệp bền vững, ngành trồng trọt nước ta phải hạn chế sử dụng phân hóa học, tăng cường sử dụng sản phẩm phân bón hữu cơ, phân khoáng thiên nhiên thân thiện với môi trường làm ra sản phẩm nông nghiệp sạch và an toàn.
Tổng kết các nghiên cứu khoa học và đánh giá thực tiễn sản xuất, PGS.TS Nguyễn Văn Bộ (2013) đã có tổng kết: Hiệu lực sử dụng phân bón tăng nếu như dùng phân bón tan chậm và bón phân cân đối các loại dinh dưỡng đa, trung và vi lượng, nhiều trường hợp tiết kiệm tới 50% phân bón.
Trên thị trường phân bón hiện nay, phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa đã đồng thời cung cấp đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng N,P,K và các chất dinh dưỡng trung, vi lượng giúp cây sinh trưởng phát triển đều, khoẻ, cứng cây, khả năng chống đổ và chống chịu sâu bệnh tốt, đẻ nhánh tập trung, số bông hữu hiệu và hạt chắc/bông nhiều, lá xanh bền đến giai đoạn cuối vụ tạo tiền đề cho năng suất cao hơn bón phân đơn và các loại phân bón NPK thông thường.
Đặc biệt, các loại phân đa yếu tố NPK chuyên bón lót có hàm lượng lân cao. Đây là lân nung chảy Văn Điển, là phân khoáng thiên nhiên đáp ứng nhu cầu sản xuất bền vững, nhất là trên địa hình đồi dốc, ruộng bậc thang.
Phân nung chảy Văn Điển là sản phẩm phân bón đa dinh dưỡng, trong đó P2O5 15-19%, MgO 15-18%, SiO2 24-32%, CaO 28-34% và nhiều chất vi lượng Fe, B, Mn, Zn, Co, Cu, Mo… Giàu chất kiềm và kiềm thổ (chiếm 70-80% tổng dinh dưỡng trong phân nung chảy) nên là loại phân bón có tính kiềm tiềm tàng, tác dụng khử chua và khử độc đất của 1kg phân lân nung chảy văn Điển tương đương 0.5kg vôi củ.
Phân lân nung chảy Văn Điển không tan trong nước, là loại phân bón bền vững, không bị rửa trôi, bay hơi hoặc bị các chất Fe, Al chuyển hóa thành các chất khó tiêu cho cây trồng. Chỉ khi cây tiết acid hoặc trong môi trường chua phân mới tan và phóng thích ra các Ion A++ vừa có tác dụng khử chua vừa bồi dục đất nông nghiệp, điều chỉnh pH môi trường đất về trạng thái phù hợp hơn với cây trồng.
Trên 96% các chất dinh dưỡng trong phân nung chảy Văn Điển được cây trồng hấp thụ hết trên 98%, không chỉ hiệu quả sử dụng của phân Văn Điển cao hơn các loại phân thông thường khác mà trong quá trình cây trồng sử dụng phân Văn Điển độ pH trong dung dịch đất tăng dần, đất tơi xốp hơn.
Thông thường, những tháng nửa cuối năm ở các tỉnh miền Núi phía Bắc mưa nhiều, mưa tập trung với cường độ cao, đặc biệt khi hiện tượng Al-lina như năm nay. Mưa có sấm sét là bổ sung thêm dinh dưỡng đạm cho cây trồng, nhất là giai đoạn cuối vụ càng làm cho cây lúa thân mềm, lá mỏng, dễ đổ ngã, cộng với gió to làm rách lá tạo điều kiện cho bệnh bạc lá lúa phát sinh nhanh chóng lây lan thành dịch.
Ngoài công tác giống lúa và thời vụ gieo cấy, việc cung cấp cân đối đạm, lân, kaly, đặc biệt các dinh dưỡng trung, vi lượng mang ý nghĩa quyết định đến khả năng chống chịu và tạo điều kiện cho năng suất, chất lượng cao… Sử dụng phân bón đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên dùng cho cây lúa là lựa chọn thông minh nhất, mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất, đặc biệt trong điều kiện thời tiết nhiều phức tạp khó lường.
Từ kết quả thực tiễn sản xuất, xin khuyến cáo lựa chọn và sử dụng phân bón Đa yếu tố NPK Văn Điển chăm bón cây lúa mùa muộn năm 2024 ở tỉnh Thái nguyên, Bắc Kạn và các tỉnh miền Núi phía Bắc,
Bón lót: Tùy thuộc chân ruộng, giống lúa và lượng phân hữu cơ mà bón khoảng 20-25kg/sào phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón lót lúa công thức NPK 5:12:3, 10:10:5, 10:7:3 hoặc phân đa yếu tố Lúa 1 chuyên bón lót lúa có đủ và cân đối các chất dinh dưỡng NPK và các chất trung vi lượng cần thiết cho cây lúa giai đoạn làm đòng, trỗ bông, giúp cây lúa tăng sức chống chịu, tăng năng suất, chất lượng nông sản.
Để phân bón lót được trộn đều và gửi xuống các lớp đất phía dưới, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng giai đoạn lúa làm đòng, trỗ bông, phân nên rải đều ra ruộng trước khi bừa cấy hoặc trước lượt bừa cuối cùng. Nếu lo mất nước, mất phân có thể rải phân ngay sau khi bừa xong, khi nước còn đục, bùn còn lỏng. Không nên bón phân lót sau khi nước đã trong, bùn đã lắng.
Bón thúc: Căn cứ vào chân ruộng, lượng phân đa yếu tố NPK đã bón lót và tình hình sinh trưởng của mỗi giống lúa mà bón 8-10kg/sào phân đa yếu tố NPK Văn Điển chuyên bón thúc cho lúa, công thức NPK 13:3:10 hoặc 16:5:17,…
Ruộng lúa cấy dày, cấy to, chân ruộng thấp trũng…. bón khoảng 6-8kg/sào. Ruộng vàn, vàn cao hay mất nước, cấy thưa, cấy ít dảnh,… cần bón khoảng 8-10kg/sào.
Bón phân thúc đẻ cần bón sớm ngay khi lúa ra lá non hoặc ra rễ trắng, sau cấy 5-10 ngày. Khi lúa chuẩn bị phân đốt, với các giống lúa nếp cao cây, bao thai dễ đổ có thể bón thêm 2-3kg kaly/sào, còn lại tất cả đều không được bón phân đạm đơn và bón nhôi nhai phòng rầy nâu và bệnh bạc lá có thể phát dịch giai đoạn cuối vụ.
Nguồn: nongnghiep.vn