Tại Đồng Tháp, cây xoài là 1 trong 5 cây trồng chủ lực, với diện tích là gần 14.400ha (sản lượng gần 140.000 tấn/năm), chiếm 33,7% tổng diện tích cây ăn trái của tỉnh, cũng đang vào thời kì nuôi trái chuẩn bị hành trình đón tết Nguyên đán.
Những ngày này, đi bất kỳ đâu cũng thấy các nhà vườn ở đồng bằng sông Cửu Long đang tất bật “chạy nước rút” để chuẩn bị cho vườn cây kịp phục vụ xoài cho thị trường tiêu dùng mùa tết Ất Tỵ 2025.
Năm nay, thời tiết không thuận lợi đã ảnh hưởng đến việc ra hoa của hầu hết vườn xoài nơi đây, nhất là những vườn cây trải qua thời giai dài khai thác, với tỉ lệ ra hoa chỉ đạt 60-70% so với mọi năm, khiến năng suất nhiều vườn cây bị giảm theo.
Cây xoài Đồng Tháp được xếp thứ 2 khu vực đồng bằng sông Cửu Long về sản lượng với các giống xoài chủ lực như: xoài Cát Chu, Cát Hòa Lộc, Tượng da xanh… Đồng Tháp cũng là một trong địa phương có chất lượng xoài trứ danh với thương hiệu đã đi vào ca dao – “xoài nào ngon bằng xoài Cao Lãnh”.
Với kinh nghiệm gắn bó lâu năm cùng cây xoài, nhà vườn nơi đây đã có những biện pháp ứng phó với tình hình canh tác bất lợi của năm nay.
Với ông Trần Minh Lộc, người canh tác tác hơn 2ha xoài (chủ yếu là xoài Cát Chu và Cát Hòa Lộc) ở TP. Cao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp, đó là, cường sức cho cây xoài ngay sau thu hoạch ở vụ trước để chuẩn bị tốt cho cây xoài trong vụ mới.
Những năm gần đây, biến đổi khí hậu khiến thời tiết khắc nghiệt hơn, nên quá trình trồng, ông thường xuyên bón hữu cơ và các sản phẩm cải tạo đất như vôi, hay phân bón Đầu Trâu Bio-Canxi của Công ty CP Phân bón Bình Điền để vừa cải tạo đất líp vừa tăng pH đất, giúp rễ cây hấp thụ tối đa chất dinh dưỡng, từ đó, cây khỏe mạnh chống chịu tốt với tình hình bất lợi của thời tiết. Ở vụ tết, chất lượng và mẫu mã rất quan trọng.
Vì vậy, ngay khi cây xoài đậu trái, ông và bà con sẽ chăm chút đầu tư phân bón đúng loại phân, với tỉ lệ kali cao như Đầu Trâu AT3 và Đầu Trâu nuôi trái ở giai đoạn cuối nhằm giúp trái đạt trọng lượng tối đa, cũng như tăng hương vị ngọt ngon cho trái.
Theo các nhà khoa học, để vườn xoài phát trưởng tốt, cho năng suất bền vững, ứng phó với tình hình biến đổi khí hậu, bà con cần áp dụng qui trình bón phân khoa học theo qui tắc 4 đúng cho vườn cây. Cụ thể:
– Sau khi thu hoạch, cắt tỉa cành: bón Đầu Trâu AT1, lượng bón từ 300 đến 500g/gốc.
– Thứ hai là giai đoạn kích thích ra bông xoài: bón Đầu Trâu AT2, lượng bón từ 300 đến 500g/gốc.
– Giai đoạn khi cây đậu trái: bón Đầu Trâu AT3, lượng bón từ 300 đến 500g/gốc.
Giai đoạn cuối của thời kì nuôi trái, bà con nên bón phân NPK cân đối với tỉ lệ 2:1:3 như Đầu Trâu nuôi trái có thành phần NPK 14:7:21+TE, trong đó, thành phần kali trong sản phẩm là kali sufate sẽ giúp trái xoài tăng độ ngọt và hương vị, cũng như mẫu mã đẹp, đáp ứng tiêu chí của thị trường Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Nguồn: nongnghiep.vn