Trung Quốc là thị trường lớn của trái sầu riêng của Việt Nam, mới đây họ đã áp dụng các biện pháp kiểm tra nghiêm ngặt hơn đối với sầu riêng nhập khẩu sau khi phát hiện dư lượng “Auramine O” trong một số lô hàng sầu riêng nhập khẩu từ Thái Lan.
Việc tăng cường kiểm tra sầu riêng nhập khẩu đã khiến nhiều lô hàng bị chậm trễ hoặc thậm chí bị trả lại hàng dẫn đến tình trạng “tắc đường” trong xuất khẩu sầu riêng, gây ảnh hưởng đến doanh thu và uy tín của sầu riêng Việt Nam trên trường quốc tế. Nhằm giúp mọi người hiểu rõ hơn về vần đề này, Công ty TNHH Sitto Việt Nam chia sẻ thông tin đặc tính, cơ chế hoạt động của chất “Auramine O” và tính ứng dụng của nó trong việc bảo quản nông sản.

Sử dụng chất vàng Ô trong bảo quản trái sầu riêng cần tuân thủ đúng nguyên tắc để đảm bảo an toàn. Ảnh: Minh Quốc.
Trong ngành nông sản, việc bảo quản trái cây, rau củ sau thu hoạch luôn là một thách thức lớn, đặc biệt là đối với các loại trái cây nhạy cảm như sầu riêng, chuối, dưa hấu… Auramine O (chất vàng Ô) hay tên khác là Basic Yellow 2 (BY2), công thức hóa học là C17H22ClN3 (hoặc C17H21N3). Là hợp chất hữu cơ được sử dụng rộng rãi trong bảo quản nông sản nhờ khả năng ngăn ngừa sự phát triển của nấm và vi khuẩn, đặc biệt là trái cây có vỏ cứng hoặc dễ bị hư hỏng do vi khuẩn và nấm.
Nó có thể được sử dụng như một chất bảo quản trong quá trình vận chuyển trái cây, giúp kéo dài thời gian bảo quản, giữ cho trái cây tươi lâu hơn, giảm thiểu sự hư hỏng và bảo vệ hương vị và chất lượng của trái cây, đặc biệt được sử dụng nhiều để làm chín “ép” sầu riêng, đồng bộ độ chín.
Basic Yellow 2 được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại là chất gây ung thư Nhóm 2B, có thể gây kích ứng, phá hủy hệ thần kinh và có thể dẫn đến ung thư. Do đó, việc sử dụng chất này để bảo quản nông sản cần phải hết sức cẩn trọng trong khi mà các quốc gia nhập khẩu có các tiêu chuẩn rất nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm, do lo ngại về dư lượng hóa chất còn lại trên sản phẩm khi sử dụng quá mức hoặc không đúng cách. Đối với sầu riêng nếu không đáp ứng được tiêu chuẩn này, có thể bị tiêu hủy hoặc không được phép nhập khẩu sẽ gây thiệt hại lớn cho ngành nông nghiệp nói chung, cho người trồng sầu riêng nói riêng.

Cấu tạo của Auramine O (C17H22ClN3). Ảnh: Minh Quốc.
Tuy nhiên, một số thương lái, nông dân đã sử dụng “Auramine O” để tẩm vào sầu riêng nhằm tạo màu sắc bắt mắt, nhằm kéo dài thời gian bảo quản và để làm chín “ép” sầu riêng. Việc này không chỉ vi phạm quy định an toàn thực phẩm mà còn gây nguy hiểm cho sức khỏe người tiêu dùng. Nông dân và thương lái sử dụng chất này có thể đối mặt với các hình phạt pháp lý nghiêm khắc, bao gồm phạt tiền và cấm sản xuất, kinh doanh. Hơn nữa, việc lô hàng bị từ chối nhập khẩu hoặc bị trả lại sẽ gây thiệt hại kinh tế lớn, ảnh hưởng đến sinh kế của nông dân và thương lái.
Đặc tính của chất Vàng Ô (Basic Yellow 2)
Tính chất hóa học: Là một hợp chất màu thuộc nhóm các chất nhuộm Cationic, nó có cấu trúc phân tử bao gồm các vòng Benzen và các nhóm chức [3 nhóm amin (-NH2) và một nguyên tử clor (Cl) có khả năng tạo ra màu vàng khi kết hợp với các chất nền, được sử dụng chủ yếu trong công nghiệp nhuộm và có một số ứng dụng trong bảo quản nông sản. Nó có thể dễ dàng thấm qua các lớp vỏ của trái cây, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo quản.
Khả năng kháng khuẩn và chống nấm, có tính chất kháng khuẩn và chống nấm, giúp ngăn ngừa sự phát triển của nấm và vi khuẩn trên bề mặt trái cây, rau củ sau thu hoạch. Điều này giúp bảo vệ khỏi các bệnh lý do vi sinh vật gây ra, kéo dài thời gian bảo quản.
Khả năng hoà tan trong nước: Dễ hòa tan trong nước, dễ dàng pha loãng và áp dụng trên các bề mặt của nông sản hoặc các vật liệu cần xử lý.
Tính ổn định cao: Có khả năng chịu được các điều kiện môi trường như ánh sáng, nhiệt độ và độ ẩm, giúp duy trì hiệu quả bảo quản trong thời gian dài mà không dễ bị phân hủy.
Cơ chế hoạt động của chất vàng Ô
Chất vàng Ô hoạt động thông qua cơ chế ức chế sự phát triển của vi sinh vật bằng cách tác động vào màng tế bào của chúng và có thể có tác dụng chống oxy hóa nhẹ, giúp bảo vệ trái cây khỏi sự oxy hóa và hư hỏng.
Khi được phun lên vỏ trái cây nó tạo ra một lớp bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công của các mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản.
Việc ức chế quá trình oxy hóa không chỉ giúp bảo vệ trái cây khỏi sự hư hỏng mà còn duy trì được màu sắc và chất lượng của trái cây trong thời gian dài.

Khi được phun chất vàng Ô lên vỏ trái cây nó tạo ra một lớp bảo vệ, ngăn chặn sự tấn công của các mầm bệnh và kéo dài thời gian bảo quản. Ảnh: Minh Quốc.
Chất vàng Ô có thể có tác động đến hô hấp của trái cây, làm giảm tốc độ hô hấp và quá trình thải khí Ethylene – một hormone thực vật có vai trò quan trọng trong việc làm chín trái cây, kích thích quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết cho việc chín, giúp trái chín đồng thời và đều đặn hơn, tránh tình trạng trái chín không đều hoặc bị hư hỏng.
Mặc dù vai trò của chất vàng Ô không phải là tạo màu cho sầu riêng, nhưng khi sử dụng, nó có thể giúp tạo ra một màu vàng sáng đặc trưng trên vỏ trái, giúp dễ dàng nhận diện trái đã qua xử lý. Điều này có thể hữu ích trong việc phân loại trái cây trong quy trình chế biến và xuất khẩu.
Khuyến cáo khi sử dụng chất vàng Ô
Việc sử dụng chất chất vàng Ô cần phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm và kiểm soát dư lượng để đảm bảo rằng sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng là an toàn và chất lượng.
Sử dụng đúng liều lượng và cách thức: Cần tuân thủ nghiêm ngặt liều lượng và thời gian cách ly trước khi thu hoạch và xuất khẩu để đảm bảo an toàn và đạt tiêu chuẩn.
Rửa sạch trái cây trước khi tiêu thụ: Để giảm thiểu nguy cơ tồn dư hóa chất, người tiêu dùng cần rửa trái cây sạch sẽ trước khi ăn.
Tóm lại, chất vàng Ô có những tác dụng tích cực trong việc bảo quản trái cây, nhưng việc kiểm soát dư lượng và thời gian cách ly trong các nông sản xuất khẩu là rất quan trọng. Nếu không tuân thủ đúng quy định, trái cây có thể bị hủy bỏ hoặc không được phép nhập khẩu, gây thiệt hại lớn cho ngành nông sản của các quốc gia xuất khẩu.
Nguồn: nongnghiep.vn