Giá lúa gạo hôm nay 12/1 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 12/1 không có biến động mới.
Giá lúa hôm nay (12/1) đi ngang, giao dịch cầm chừng. Tại nhiều địa phương, giao dịch lúa mới ít.
Tại Sóc Trăng, thương lái hỏi mua mới không nhiều, giao dịch chậm. Ở Đồng Tháp, nhu cầu mua mới chậm, thương lái cho giá thấp, giao dịch cầm chừng.
Trong khi đó, lúa Mùa ở Kiên Giang còn ít, lúa Mùa còn lượng ít, giá chững, nhu cầu hỏi mua có chậm lại vào cuối tuần. Tại Bạc Liêu, nhu cầu chậm lại, ít người mua, giá lúa tương đối vững vào cuối tuần.
- Nếp IR 4625 (tươi) có mức 8.100 – 8.200 đ/kg; giá nếp 3 tháng tươi đang có giá 8.100 – 8.300 đ/kg;
- Lúa IR 50404 đang ở quanh giá 7.200 – 7.300 đ/kg; giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 7.600 – 7.800 đ/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 7.400 – 7.600 đ/kg; lúa OM 18 có giá 7.600 – 7.800 đ/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 6.600 – 6.700 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 – 8.000 đ/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 có giá 9.200 đ/kg.
Trong khi đó, giá gạo hôm nay (12/1) duy trì ổn định, lượng về lai rai, giao dịch mới tiếp tục chậm, nhiều kho nghỉ Tết sớm.
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), lượng về lai rai, giá các loại giảm, kho mua chậm. Riêng kênh chợ, lượng về ít, các kho gạo chợ mua chậm lại.
Tại Lấp Vò (Đồng Tháp), lượng ít, giá có xu hướng giảm nhẹ, giao dịch mới chậm. Còn ở An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), gạo có lai rai, giá giảm tiếp, các kho ngưng mua
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 7.900 – 8.100 đ/kg; gạo thành phẩm IR 504 có mức 9.700 -9.900 đ/kg;
- Giá nếp ruột đang là 18.000 – 22.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 16.000 – 17.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 – 22.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 17.000 – 18.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đ/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.500 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 21.500 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.500 đ/kg.
- Còn giá tấm OM 5451 ở mức 7.100 – 7.300 đ/kg, giá cám khô có mức 5.750 – 5.850 đ/kg.
Mặt hàng lúa | Giá cả (đ/kg) | Biến động |
Nếp IR 4625 (tươi) | 8.100 – 8.200 | – |
Nếp 3 tháng tươi | 8.100 | – |
Lúa IR 50404 | 7.200 – 7.300 | – |
Lúa Đài thơm 8 | 7.600 – 7.800 | – |
Lúa OM 5451 | 7.400 – 7.600 | – |
Lúa OM 18 | 7.600 – 7.800 | – |
Nàng Hoa 9 | 9.200 | – |
Lúa OM 380 | 6.600 – 6.700 | – |
Lúa Nhật | 7.800 – 8.000 | – |
Lúa Nàng Nhen (khô) | 20.000 | – |
Mặt hàng gạo | Giá bán tại chợ (đồng) | Biến động |
Nếp ruột | 18.000 – 22.000 | – |
Gạo thường | 16.000 – 17.000 | – |
Gạo Nàng Nhen | 28.000 | – |
Gạo thơm thái hạt dài | 20.000 – 22.000 | – |
Gạo thơm Jasmine | 17.000 – 18.000 | |
Gạo Hương Lài | 22.000 | – |
Gạo trắng thông dụng | 17.500 | – |
Gạo Nàng Hoa | 21.500 | – |
Gạo Sóc thường | 18.500 | – |
Gạo Sóc Thái | 21.000 | – |
Gạo thơm Đài Loan | 21.000 | – |
Gạo Nhật | 22.500 | – |
Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu | 7.900 – 8.100 | – |
Gạo thành phẩm IR 504 | 9.700 -9.900 | – |
Giá cám khô | 5.750 – 5.850 | – |
Giá tấm OM 5451 | 7.100 – 7.300 | – |
Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 12/1/2025. Tổng hợp: Bàng Nghiêm
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo Việt Nam không có biến động mới. Trong đó, loại tiêu chuẩn 100% tấm có mức 326 USD/tấn; loại 5% tấm thu mua với giá 434 USD/tấn; còn giá gạo loại 25% tấm ở ngưỡng 409 USD/tấn.
Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 12/1/2025 duy trì ổn định so với hôm qua.
Đồng Tháp chuyển đổi sản xuất hơn 1.800ha đất lúa
Trong đợt chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi lần này, tỉnh Đồng Tháp ghi nhận sự tham gia tích cực của 9/12 địa phương. Trong đó, huyện Lấp Vò và thành phố Hồng Ngự là hai địa phương đi đầu trong thực hiện với diện tích chuyển đổi lần lượt là 625ha và 425ha.
Ba địa phương còn lại là thành phố Cao Lãnh, huyện Tam Nông và huyện Cao Lãnh đã quyết định giữ nguyên cơ cấu cây trồng hiện tại, không tiến hành chuyển đổi trên diện tích đất lúa.
Nhằm thực hiện chỉ đạo của tỉnh, UBND các huyện sẽ tiến hành xây dựng kế hoạch chi tiết và hướng dẫn các xã thực hiện việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi năm 2025, ưu tiên phát triển các cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao và phù hợp với điều kiện tự nhiên của địa phương.
Bên cạnh đó, để đảm bảo quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng lâu năm trên đất trồng lúa diễn ra đúng quy định và hiệu quả, UBND tỉnh đã giao Sở NN-PTNT chủ trì, phối hợp cùng Sở Tài nguyên và Môi trường thực hiện hướng dẫn, kiểm tra và giám sát.
Năm 2024, tổng diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên đất trồng lúa của Đồng Tháp là trên 10.000ha. Trong đó, diện tích trồng cây hàng năm gần 7.000ha, trồng cây lâu năm 3.000ha, chuyển sang trồng lúa kết hợp với nuôi trồng thủy sản 13ha…
Nguồn: nongnghiep.vn