Giá lúa gạo hôm nay 21/10 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 21/10 không đổi ở cả 2 mặt hàng lúa và gạo.
Giá lúa hôm nay (21/10) duy trì ổn định. Cụ thể:
- Nếp Long An 3 tháng (khô) có mức 9.800 – 10.000 đ/kg; giá nếp Long An IR 4625 (khô) đang có giá 9.600 – 9.700 đ/kg;
- Lúa IR 50404 đang ở quanh giá 6.900 – 7.000 đ/kg; giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 7.800 – 8.000 đ/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 7.200 – 7.400 đ/kg; lúa OM 18 có giá 7.500 – 7.800 đ/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 7.200 – 7.300 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 – 8.000 đ/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 giữ giá 6.900 – 7.000 đ/kg.
Và giá gạo hôm nay (21/10) cũng không có biến động mới.
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.400 – 10.600 đ/kg; gạo thành phẩm IR 504 có mức 12.550 – 12.700 đ/kg;
- Giá nếp ruột đang là 18.000 – 22.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 15.000 – 16.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 – 22.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 18.000 – 20.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 23.000 đ/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.500 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 21.500 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.000 – 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đ/kg.
- Còn giá tấm OM 5451 ở mức 9.500 – 9.600 đ/kg, giá cám khô có mức 5.900 – 6.000 đ/kg.
aaaa
Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 21/10/2024. Tổng hợp: Bàng Nghiêm
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 100% tấm có mức 439 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm thu mua với giá 534 USD/tấn. Còn giá gạo 25% tấm ở ngưỡng 506 USD/tấn.
Như vậy, giá lúa gạo ngày 21/10/2024 đồng loạt đứng yên so với hôm qua.
Ra mắt hệ thống giám sát sản xuất lúa RiceMoRe tại TP.HCM
Hệ thống giám sát sản xuất lúa RiceMoRe vừa ra mắt tại TP.HCM mới đây là kết quả sau quá trình nghiên cứu, xây dựng, phát triển và hoàn thiện bởi Cục Trồng trọt, Trung tâm Chuyển đổi số và Thống kê nông nghiệp (Bộ NN-PTNT) cùng Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế (IRRI). Đặc biệt là sự hỗ trợ từ Chính phủ NewZealand.
Ông Scott James, Tổng lãnh sự kiêm Tham tán Thương mại New Zealand cho biết, Chính phủ NewZeland đã hỗ trợ Việt Nam và các nước khác thông qua sáng kiến của CGIAR (Consultative Group for International Agricultural Research – Nhóm tư vấn nghiên cứu Nông nghiệp Quốc tế), đặc biệt là sáng kiến bảo vệ các vùng đồng bằng châu thổ lớn ở châu Á thông qua tạo dựng hệ thống sản xuất nông nghiệp bền vững, có khả năng ứng phó tốt hơn với các vấn đề của biến đổi khí hậu.
Theo ông Ole Sander, Trưởng nhóm Biến đổi khí hậu (Viện Nghiên cứu lúa Quốc tế), sản xuất lúa gạo mang lại sinh kế cho hàng triệu người và đảm bảo an ninh lương thực cho Việt Nam cũng như trên toàn cầu. Tuy nhiên, sản xuất lúa gạo cũng là nguồn phát thải khí metan rất lớn, đây là một trong những khí nhà kính có tác động rất lớn đối với sự nóng lên toàn cầu.
Việc ra mắt ứng dụng RiceMoRe là dấu mốc quan trọng không chỉ đối với những nỗ lực ứng phó với biến đổi khí hậu tại Việt Nam mà còn thể hiện cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc giảm phát thải khí nhà kính.
Nguồn: nongnghiep.vn