Giá lúa gạo hôm nay 26/11 ở trong nước
Thị trường lúa gạo ngày 26/11 không có biến động mới ở cả 2 mặt hàng lúa và gạo.
Giá lúa hôm nay (26/11) tiếp tục đi ngang. Nguồn lúa thu hoạch ở nhiều khu vực bắt đầu chín nhiều.
Tại Sóc Trăng, thu hoạch lúa có lai rai, nguồn lúa bắt đầu có nhiều hơn tại Châu Thành. Tại An Giang, nhu cầu mua lúa Thu Đông chậm lại, chủ yếu nhận lúa đã cọc.
- Nếp Long An 3 tháng (khô) có mức 9.800 – 10.000 đ/kg; giá nếp Long An IR 4625 (khô) đang có giá 9.600 – 9.800 đ/kg;
- Lúa IR 50404 đang ở quanh giá 7.600 – 7.800 đ/kg; giá lúa Đài thơm 8 neo tại ngưỡng 8.200 – 8.400 đ/kg;
- Lúa OM 5451 giao dịch tại giá 7.600 – 7.800 đ/kg; lúa OM 18 có giá 8.500 – 8.600 đ/kg;
- Lúa OM 380 giữ quanh mức 6.800 – 7.000 đ/kg; giá lúa Nhật neo tại mốc 7.800 – 8.000 đ/kg;
- Lúa Nàng Nhen (khô) giao dịch ở mức 20.000 đ/kg; còn Nàng Hoa 9 giữ giá 8.400 – 8.600 đ/kg.
Tương tự, giá gạo hôm nay (26/11) cũng duy trì ổn định, lượng về vắng, gạo nguyên liệu đẹp các loại bình giá, gạo thơm chào giá cao.
Tại Sa Đéc (Đồng Tháp), gạo nguyên liệu đẹp các loại bình giá. Tại Lấp Vò (Đồng Tháp) về lượng vắng, giá gạo các loại ổn định. Còn tại An Cư (Cái Bè, Tiền Giang), gạo có lai rai, giá ổn định, đa số mặt gạo yếu, ít gạo đẹp.
- Giá gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu ở mức 10.350 – 10.500 đ/kg; gạo thành phẩm IR 504 có mức 12.450 – 12.550 đ/kg;
- Giá nếp ruột đang là 18.000 – 22.000 đ/kg; Gạo thường đang ở ngưỡng 16.000 – 17.000 đ/kg; gạo Nàng Nhen có giá 28.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm thái hạt dài có ngưỡng 20.000 – 22.000 đ/kg; gạo thơm Jasmine có giá 17.000 – 18.000 đ/kg; gạo Hương Lài giữ mức 22.000 đ/kg.
- Giá gạo trắng thông dụng thu mua với mức 17.500 đ/kg; gạo Nàng Hoa đang là 21.500 đ/kg; gạo Sóc thường duy trì ở mức 18.000 – 18.500 đ/kg; còn gạo Sóc Thái là 21.000 đ/kg.
- Giá gạo thơm Đài Loan đang có giá 21.000 đ/kg; còn gạo Nhật đang neo tại mốc 22.000 đ/kg.
- Còn giá tấm OM 5451 ở mức 9.300 – 9.400 đ/kg, giá cám khô có mức 5.950 – 6.100 đ/kg.
Mặt hàng lúa | Giá cả (đ/kg) | Biến động |
Long An 3 tháng (khô) | 9.800 – 10.000 | – |
Long An IR 4625 (khô) | 9.600 – 9.800 | – |
Lúa IR 50404 | 7.600 – 7.800 | – |
Lúa Đài thơm 8 | 8.200 – 8.400 | – |
Lúa OM 5451 | 7.600 – 7.800 | – |
Lúa OM 18 | 8.500 – 8.600 | – |
Nàng Hoa 9 | 8.400 – 8.600 | – |
Lúa OM 380 | 6.800 – 7.000 | – |
Lúa Nhật | 7.800 – 8.000 | – |
Lúa Nàng Nhen (khô) | 20.000 | – |
Mặt hàng gạo | Giá cả (đồng) | Biến động |
Nếp ruột | 18.000 – 22.000 | – |
Gạo thường | 16.000 – 17.000 | – |
Gạo Nàng Nhen | 28.000 | – |
Gạo thơm thái hạt dài | 20.000 – 22.000 | – |
Gạo thơm Jasmine | 17.000 – 18.000 | – |
Gạo Hương Lài | 22.000 | – |
Gạo trắng thông dụng | 17.500 | – |
Gạo Nàng Hoa | 21.500 | – |
Gạo Sóc thường | 18.000 – 18.500 | – |
Gạo Sóc Thái | 21.000 | – |
Gạo thơm Đài Loan | 21.000 | – |
Gạo Nhật | 22.500 | – |
Gạo nguyên liệu IR 504 Hè Thu | 10.350 – 10.500 | – |
Gạo thành phẩm IR 504 | 12.450 – 12.550 | – |
Giá cám khô | 5.950 – 6.100 | – |
Giá tấm OM 5451 | 9.300 – 9.400 | – |
Bảng giá lúa gạo trong nước mới nhất ngày 26/11/2024. Tổng hợp: Bàng Nghiêm
Trên thị trường xuất khẩu, giá gạo 100% tấm có mức 410 USD/tấn; gạo tiêu chuẩn 5% tấm thu mua với giá 522 USD/tấn. Còn giá gạo 25% tấm ở ngưỡng 485 USD/tấn.
Như vậy, giá lúa gạo hôm nay 26/11/2024 tiếp tục đứng yên so với hôm qua.
Liên kết làm nông nghiệp hữu cơ
Đầu tư sản xuất hữu cơ, Hợp tác xã Nông nghiệp Nam Quý (xã Đông Thái, huyện An Biên, Kiên Giang) nhiều năm qua chủ yếu canh tác lúa ST25 – giống lúa cho chất lượng gạo ngon nhất thế giới theo hợp đồng đặt hàng của doanh nghiệp. Hiện Hợp tác xã đang liên kết với Doanh nghiệp tư nhân Hồ Quang Trí, Công ty TNHH Lúa gạo Hồng Tân và Công ty Cổ phần Nông nghiệp Plasma Việt Nam để cung cấp vật tư đầu vào, chuyển giao quy trình công nghệ sản xuất lúa hữu cơ và bao tiêu sản phẩm.
Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Nông nghiệp Plasma Việt Nam – ông Ông Nhất Anh cho biết, liên kết với các hợp tác xã sản xuất lúa hữu cơ, đơn vị sẽ đầu tư giống, chuyển giao quy trình kỹ thuật, đáp ứng quy chuẩn hữu cơ khắt khe của các nước như Nhật Bản, Hoa Kỳ và châu Âu. Đặc biệt Công ty hỗ trợ công nghệ, thiết bị để tạo ra nước hoạt hóa plasma phục vụ sản xuất hữu cơ. Nước sau hoạt hóa sẽ được sử dụng để ngâm lúa giống và phun 4 lần/vụ theo chu kỳ phát triển của cây lúa.
Theo ông Ông Nhất Anh, nước hoạt hóa plasma là giải pháp mới trong canh tác hữu cơ, nước có tính chất bù đắp đạm, cung cấp dinh dưỡng cho cây lúa phát triển, giúp giảm lượng phân hữu cơ trong các đợt bón. Đồng thời, phun nước hoạt hóa plasma còn giúp cây lúa kích kháng, chống lại các dịch hại, giảm chi phí phòng trừ sâu bệnh. Nhờ đó, lúa đảm bảo năng suất và tăng chất lượng sản phẩm khi sản xuất theo quy trình hữu cơ.
Nguồn: nongnghiep.vn