Tìm hiểu về Google Doodle hôm nay 17/9/2024
Google Doodle hôm nay thay đổi để chúc mừng tết Trung thu 2024. Theo đó, ngày lễ này được diễn ra vào 15/8 âm lịch hàng năm và năm nay trùng với 17/9 dương lịch.
Biểu tưởng Doodle này sẽ chỉ xuất hiện ở một số khu vực như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam, Singapore và Hàn Quốc
Trên trang Doodles, Google chia sẻ:
“Từ xa xưa, mọi người đã ăn mừng dưới bầu trời đầy trăng và chia sẻ các lễ vật như dưa, lựu và các loại bánh nướng ngọt.
Mặc dù các lễ kỷ niệm ngày nay khác nhau tùy theo khu vực, nhưng có một số điểm chung gắn kết mọi người lại với nhau. Một món ăn chính của lễ hội là bánh trung thu, thường được tặng làm quà và được giới thiệu trong tác phẩm nghệ thuật Doodle!
Thường có hình tròn và hình dạng giống trăng tròn, những món ăn nhẹ này có thể ngọt hoặc mặn, với nhiều loại nhân như sốt hạt sen, lòng đỏ trứng muối, trái cây hoặc kem trứng. Đèn lồng nhiều màu sắc là một mặt hàng chủ lực khác của Lễ hội Trung thu.
Vào ban đêm, các ngôi nhà và doanh nghiệp được thắp sáng bằng đèn lồng và một số đèn lồng thậm chí có thể được nhìn thấy trôi nổi trên các vùng nước.
Chúc mọi người Tết Trung Thu vui vẻ!”
Trong lần Doodle này, Google lấy hình ảnh các chú thỏ trắng đang giữ những chiếc bánh Trung thu vui đùa bên ánh trăng rằm.
Thông tin về tết Trung thu
Nguồn gốc, sự tích
Ở Việt Nam, truyền thuyết của chị Hằng lại gắn với chú Cuội. Chuyện kể rằng, ngày xưa có nàng tiên nữ là Hằng Nga, xinh đẹp và rất yêu trẻ con. Nàng thường xuống trần gian chơi cùng trẻ em dù tiên giới không cho phép.
Một hôm Ngọc Hoàng tổ chức cuộc thi “Làm bánh ngày rằm”, ai làm được bánh ngon, đẹp và lạ mắt sẽ được trọng thưởng.
Hằng Nga đã xuống trần gian thăm hỏi và gặp được Cuội – anh chàng chuyên gia nói dóc. Cuội bày cho Hằng Nga cách là cứ bỏ tất cả nguyên liệu hòa lại rồi đem nướng lên. Kì lạ những chiếc bánh ra lò thơm phức, các em nhỏ ăn đều khen rất ngon.
Sau đó, Hằng Nga trở về cung trăng và đem những chiếc bánh để dự thi. Nhưng vì Cuội lưu luyến không muốn rời xa Hằng Nga nên đã nắm lấy tay nàng và sức mạnh kì lạ đã kéo cả chàng cùng cây đa đầu làng lên tận cung trăng. Ngồi trên cây đa, Cuội có thể thấy bọn trẻ đang chơi đùa, đôi lúc nhớ nhà, nhớ em, Cuội chỉ biết ngồi khóc và buồn bã.
Những chiếc bánh của Hằng Nga đã giành giải nhất và lấy tên là “bánh Trung thu”, nàng đã ước mỗi năm cứ rằm tháng tám, nàng cùng chú Cuội được xuống trần gian chơi cùng các em nhỏ. Từ đó, Ngọc Hoàng đặt tên cho rằm tháng tám là “Tết Trung thu” – dịp tết vui chơi của các em nhỏ.
Ý nghĩa
Tết Trung Thu mới đầu là tết của người lớn để thưởng thức phong cảnh, ăn bánh, và uống trà ngắm trăng rằm vào giữa tiết Thu. Ngày này trời cao trăng sáng, rất thích hợp để xem thiên tượng, dự đoán mùa màng và vận mệnh quốc gia.
Dần dần sự kiện này trở thành Tết trẻ em vì các tập tục như thắp đèn, phá cỗ rất được các bạn nhỏ yêu thích. Theo phong tục người Việt, bố mẹ bày cỗ cho các con để mừng trung thu, mua và làm đủ thứ lồng đèn thắp bằng nến để treo trong nhà và để các con rước đèn.
Đây là dịp để con cái hiểu được sự săn sóc quý mến của cha mẹ đối với mình.Đồng thời, ngày này cũng là dịp cho con cháu tỏ lòng biết ơn ông bà cha mẹ, và cũng để người đời tỏ lòng săn sóc lẫn nhau. Người ta mua bánh trung thu, trà, rượu để cúng tổ tiên, biếu ông bà, cha mẹ, thầy cô, bạn bè, họ hàng, và các ân nhân khác.
Vì thế, tình yêu gia đình, tình làng xóm, tình thân hữu lại càng khăng khít thêm. Phong tục tốt đẹp này vẫn được lưu giữ cho đến ngày nay. Không những thế, với mỗi thời thế khác nhau thì ngày Tết Trung Thu cũng có ý nghĩa phù hợp với từng giai đoạn.
Ngày nay, khi các gia đình nhỏ thường sống riêng, con cái thường đi xa để làm việc, nhịp sống trở nên gấp gáp hơn thì ngày lễ này chính là một dịp để mọi người trong gia đình cùng sum họp lại bên nhau.
Bỏ qua những hối hả trong cuộc sống, tạm gác lại những bươn chải mưu toan, đêm Trung Thu là đêm cả nhà cùng nhau trò chuyện, quan tâm và săn sóc cho nhau. Cùng kể cho nhau nghe những câu chuyện phương xa, hay những chuyện vui nhỏ nơi quê nhà.
Cứ như thế, Tết Trung Thu dần dần trở thành ngày tết của gia đình, của tình thân.
Google Doodle là biểu tượng đặc biệt, hình ảnh khác nhau thay thế tạm thời cho biểu tượng, logo của Google.
Thay vì logo truyền thống với dòng chữ “Google” khô khan thì đội ngũ thiết kế của hãng đã biến tấu nó thành những hình ảnh hài hước, vui vẻ, ý nghĩa nhằm nhắc nhở mọi người về các ngày lễ hội, kỷ niệm hay sự kiện đặc biệt của thế giới.
Việc này không chỉ đóng góp vào việc “phổ cập” kiến thức theo cách thông minh mà nó còn tạo cho người dùng thói quen chờ Google Doodle xem “hôm nay có gì mới”.
Nguồn: nongnghiep.vn