Và thực tế thì địa phương này đã về đích trước 1 năm so với kế hoạch. Theo ông Nguyễn Trung Thuận-Phó Chủ tịch UBND huyện Hoài Đức, TP Hà Nội phấn khởi cho biết, tính đến hết tháng 11 năm 2024, huyện có 18/18 xã đủ điều kiện trình thành phố xét công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, đã có 17/18 xã có Quyết định công nhận (xã Vân Côn xét vào đợt 2 năm 2024), có 7/19 xã đủ điều kiện trình Thành phố xét công nhận đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đã có 6/7 xã có Quyết định công nhận (xã An Khánh xét vào đợt 2 năm 2024). Dự kiến năm 2025 sẽ có thêm 03 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, đảm bảo mục tiêu chương trình đề ra (10 xã). Huyện đạt chuẩn NTM nâng cao.
Năm 2024, thu nhập bình quân đầu người ước đạt trên 86 triệu đồng/ người/ năm. Dự kiến năm 2025, thu nhập bình quân đầu người sẽ đạt 95 triệu đồng/người/năm. Hoàn thành mục tiêu Chương trình. Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên đạt 96%; Tỷ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 86,3%, tăng 6,3% so với mục tiêu Chương trình; Tỷ lệ lao động có bằng cấp, chứng chỉ đạt 53,28%; Hoàn thành xóa hộ cận nghèo (tháng 9/2024); Tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt 95,5%; vượt 0,5% so với mục tiêu Chương trình.
Tỷ lệ thôn, tổ dân phố văn hóa đã đạt 98,5%, vượt 8,5% so với mục tiêu Chương trình; Tỷ lệ gia đình văn hóa đạt 93%, (đạt so với mục tiêu Chương trình 92%); Tỷ lệ cơ quan, đơn vị đạt chuẩn văn hóa đã đạt 95%, đạt mục tiêu Chương trình; 100% số xã có hội trường đa năng với quy mô trên 200-250 chỗ ngồi; 100% số thôn, tổ dân phố có nhà văn hóa, điểm sinh hoạt cộng đồng đảm bảo phục vụ các chương trình văn hóa – văn nghệ; Toàn huyện có 106 điểm vui chơi, giải trí có lắp đặt các dụng cụ thể dục thể thao. Tổng diện tích đất cây xanh sử dụng công cộng trên địa bàn huyện là 160,05ha (tăng khoảng 150ha so với năm 2010), diện tích cây xanh bình quân đạt 4,95 m2/người (đạt, vượt tiêu chí quận, phường).
100% số trường học thuộc các cấp học của huyện (Mầm non, Tiểu học, THCS, THPT) đều đạt chuẩn quốc gia về cơ sở vật chất theo Thông tư số 13/2020/TT-BGDĐT ngày 26/5/2020 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đến hết năm 2024, toàn huyện có 69/81 trường đạt chuẩn Quốc gia, đạt tỷ lệ 85,18%, trong đó có 15 trường chuẩn Quốc gia mức độ 2 theo Thông tư số 18/2018/TT-BGDĐT ngày 28/8/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đáp ứng yêu cầu dạy và học.
Tiếp tục duy trì 19/19 xã đạt chuẩn Quốc gia về y tế theo tiêu chí mới của Bộ y tế, đạt mục tiêu Chương trình. Hoàn thành xây dựng trang thông tin của huyện, các xã, thị trấn. Tỷ lệ các thôn được phủ sóng di động 3G/4G/5G hoặc Intenet băng thông rộng đạt 100%, đạt mục tiêu Chương trình. Tỷ lệ hộ dân được cung cấp nước sạch đạt 100%. Tỷ lệ thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn đạt 99,6%; Tỷ lệ chất thải nguy hại, chất thải y tế được thu gom, xử lý đạt 100%; Hiện nay có 4/9 cụm công nghiệp, làng nghề có trạm xử lý nước thải riêng và 5/9 cụm đã có phương án đấu nối xử lý nước thải, cơ bản đáp ứng yêu cầu. Huyện đã phê duyệt 9/9 phương án bảo vệ môi trường đối với những làng nghề còn hoạt động và phê duyệt “Đề án bảo vệ môi trường làng nghề trên địa bàn huyện Hoài Đức giai đoạn 2022-2025”.
Có sự đồng thuận cao về “Chung sức xây dựng Nông thôn mới” trong cán bộ đảng viên và nhân dân. MTTQ và các đoàn thể nhân dân đã phát huy tốt sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân, tập hợp, thu hút đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân; tổ chức các phong trào thi đua và nhiều cuộc vận động có hiệu quả thiết thực; cùng với các cấp ủy đảng, chính quyền chăm lo bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của nhân dân, tham gia quản lý nhà nước, quản lý xã hội. Bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới, góp phần tích cực vào việc thực hiện mục tiêu văn minh đô thị, góp phần hoàn thành các tiêu chí xã thành phường, huyện thành quận.
Trong giai đoạn 2021-2025 các chỉ tiêu Chương trình đề ra đều đạt kết quả cao, tuy nhiên vẫn còn một số tồn tại, hạn chế như: Tiến độ thực hiện một số nhiệm vụ chưa đảm bảo kế hoạch đề ra. Dân số cơ học tăng nhanh gây áp lực lên hạ tầng xã hội của huyện. Nguồn lực để thực hiện chương trình còn nhiều khó khăn, hạn chế.- Vẫn còn một bộ phận nhân dân chưa tích cực chung tay thực hiện xây dựng nông thôn mới, giữ gìn môi trường sống “Sáng-Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn”.
Từ những kết quả đã đạt được, tồn tại hạn chế đã nêu, sau gần 5 năm tổ chức thực hiện Chương trình, UBND huyện Hoài Đức rút ra một số kinh nghiệm chính như sau:
Một là, tăng cường công tác tuyền truyền sâu rộng tới cán bộ, đảng viên và nhân dân về chủ trương, mục đích Chương trình, giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân hiểu đúng, hiểu sâu về nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới, coi đây là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, trong đó, người dân là chủ thể trực tiếp, từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong cả hệ thống chính trị và mọi tầng lớp nhân dân.
Hai là, huy động tối đa mọi nguồn lực cho công cuộc xây dựng nông thôn mới, đầu tư phát triển sản xuất, tăng cường công tác xã hội hóa trong việc huy động đầu tư: tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp, hộ sản xuất đầu tư vào phát triển nông nghiệp đô thị gắn với du lịch trải nghiệm. Phát động các phòng trào thi đua để nhân dân hiến kế, đóng góp ngày công để hoàn thành các chỉ tiêu của Chương trình, thực hiện thành công các cuộc vận động do huyện phát động.
Ba là, lãnh đạo cấp ủy, chính quyền các xã tập trung chỉ đạo quyết liệt, quan tâm xây dựng tổ chức cơ sở đảng và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đối với đội ngũ cán bộ các cấp, trước hết là đội ngũ cán bộ lãnh đạo xã, thôn để nâng cao trình độ, năng lực tổ chức, nhiệt tình, sáng tạo vận động nhân dân tích cực chung sức thực hiện các nội dung của Chương trình, nhất là nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới nâng cao, xây dựng nông thôn mới kiểu mẫu…
Nguồn: nongnghiep.vn